Trường hợp bằng nhau của 2 tam giác (cạnh - góc - cạnh)

Chia học sinh thành các nhóm, mỗi nhóm 4 – 5 em.

🔻 Kiểm tra bài cũ: GV nêu cho 02 tam giác ABC và A’B’C’ với số đo các cạnh tương ứng bằng nhau (có số đo cụ thể cho mỗi cạnh), HS nhận ra 2 tam giác này bằng nhau theo trường hợp cạnh – cạnh – cạnh.

🔻 Hoạt động 1: Tình huống xuất phát

- GV cho thêm tam giác MNP với cạnh MN = AB, MP = AC, nhưng chưa biết độ dài của cạnh NP. Chỉ biết góc NMP = BAC. Vậy theo các em, 2 tam giác ABC và MNP có tương quan với nhau như thế nào?

- HS: Em đoán 2 tam giác đó bằng nhau vì nhìn thấy …hơi bằng bằng.

- GV: Toán học đòi hỏi sự chính xác, không thể chỉ nhìn thấy …hơi bằng bằng mà kết luận được. Vậy có cách nào để kiểm chứng xem 2 tam giác ABC và MNP có bằng nhau hay không?

- Các nhóm HS nêu cách kiểm chứng như dùng thước để đo cạnh BC và cạnh NP xem có bằng nhau không? Hoặc vẽ trên giấy và cắt 2 tam giác đó ra, đặt lên nhau xem có trùng khít với nhau hay không?

- GV cung cấp giấy và kéo cho HS, để các nhóm thử nghiệm theo 02 cách: (1) Dùng thước đo và so sánh độ dài của 2 cạnh BC và NP; (2) Cắt 2 tam giác đó ra và đặt chồng lên nhau xem có trùng khít với nhau không.

- HS làm trong 3 phút, báo cáo kết quả:

(1) Độ dài cạnh BC = NP

(2) Hai tam giác ABC và MNP đặt trùng khít lên nhau.

--> Hai tam giác đó bằng nhau. Vậy, 2 tam giác có thể bằng nhau theo trường hợp Cạnh – Cạnh – Cạnh hoặc Cạnh – Góc – Cạnh.

- GV yêu cầu HS đọc và ghi lại định lý trong SGK.

🔻 Hoạt động 2: Lưu ý và Hệ quả

- GV đưa bài tập củng cố trong đó 1 trường hợp bằng nhau theo đúng Cạnh – Góc – Cạnh; một trường hợp 2 cạnh bằng nhau, góc không xen giữa 2 cạnh bằng nhau. Yêu cầu HS nhận ra đâu là 2 tam giác bằng nhau, vì sao?

- HS giải bài tập, phát hiện lưu ý về Góc phải nằm giữa 2 cạnh --> Ghi lưu ý vào vở.

- GV tiếp tục với bài tập về trường hợp 02 hình vuông có 2 cặp cạnh góc vuông tương ứng bằng nhau  Hệ quả của trường hợp Cạnh – Góc – Cạnh (đối với tam giác vuông).

🔻 Hoạt động 3: Luyện tập

- GV phát phiếu cá nhân có 03 bài tập tìm hoặc chứng mình các tam giác bằng nhau (sử dụng cạnh – góc – cạnh). Mỗi bạn có 02 phút để làm cá nhân, sau đó cả nhóm có 90 giây để soát lỗi cho nhau. Sau 90 giây, GV sẽ chọn ngẫu nhiên bất kì một phiếu của nhóm để chuển sang cho nhóm khác chấm chéo. Điểm của phiếu đó sẽ được tính chung cho cả nhóm.

- GV gọi ngẫu nhiên theo thẻ tên HS chữa bài, các nhóm ở dưới chấm chéo theo đáp án.

🔻 Hoạt động 4: Ứng dụng vào thực tế

- GV nêu tình huống muốn tính khoảng cách giữa 2 điểm nhưng không thể đo được trực tiếp 2 điểm đó, ví dụ có một cái ao ở giữa 2 điểm đó, thì người ta có thể làm như thế nào? Dựa trên những kiến thức về 2 tam giác bằng nhau, em hãy đề xuất cách tính giúp?

- HS đề xuất cách tính và nhận ra ứng dụng thực tế của trường hợp 2 tam giác bằng nhau theo cạnh – góc – cạnh.

🔻🔻🔻 Chúc cả nhà vui vẻ nhé!

🔻🔻🔻 Mà đố mọi người biết dạy theo cách này thì ...gọi là phương pháp gì đấy???

Bài viết cùng danh mục