Khái niệm năng lực
Câu hỏi: Năng lực là gì? Phân biệt kĩ năng và năng lực. Cho ví dụ.
-
Câu trả lời 1: HS có khả năng thuyết trình, trình bày sản phẩm của mình trước đám đông một cách tự tin, bản lĩnh, rõ ràng.
-
Câu trả lời 2: Năng lực là vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn cuộc sống, vd như dùng kiến thức đã học để phát minh một cái gì đó phục vụ cuộc sống. Kĩ năng: hoạt động lặp đi lặp lại đến khi biến thành thói quen, ví dụ như lái xe, may quần áo. Năng lực thì rộng hơn.
Vậy, định nghĩa được đưa ra là gì?
Theo Bộ Giáo dục (chương trình GDPT ban hành 2018): Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí… thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.
Theo chương trình giáo dục phổ thông của Quebec – Canada: Năng lực là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức – kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân… nhằm giải quyết hiệu quả một nhiệm vụ cụ thể trong bối cảnh nhất định.
>> Khi đọc khái niệm, ta cần làm rõ ý nghĩa của nó:
- Cấu trúc: NL bao gồm kiến thức – kĩ năng – thái độ (động cơ, tình cảm...)
- Khả năng giải quyết được công việc – hiệu quả - trong bối cảnh cụ thể.
Vậy, trong chương trình học, HS được cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng, bồi dưỡng thái độ, và liệu như vậy đã có khả năng giải quyết được vấn đề chưa? (VD về việc học tiếng Anh nhiều năm có giao tiếp được với người nước ngoài, hay biết tính toán thì mẹ cho tiền có đi chợ mua được thức ăn không?)
Mời Thầy Cô tiếp tục đưa ra những ví dụ về năng lực trong môn học của mình hoặc thực tiễn mà Thầy Cô đã gặp nhé