Thuyết đa trí tuệ - Trí thông minh giao tiếp

-- Phải chăng một cô bé không thể giải được bài toán thầy giáo đưa ra là một cô bé kém thông minh?

-- Liệu sự thông minh của một người có phải chỉ được đo bằng chỉ số IQ? Tất cả học sinh trong lớp là các cá thể có thiên hướng trí tuệ như nhau hay chăng?

-- Năm 1983, tiến sĩ Howard Gardner đã xuất bản cuốn sách “Frames of Mind” (tạm dịch “Cơ cấu của trí tuệ”), trong đó ông công bố các nghiên cứu và lý thuyết của mình về sự đa dạng của trí thông minh (Theory of Multiple Intelligences ).

-- Lý thuyết của Gardner chỉ ra rằng mỗi người đều tồn tại một vài kiểu thông minh trên, sẽ có kiểu thông minh trội hơn trong mỗi người.

-- Bên cạnh đó, trong trường học, các thầy cô thông thường chỉ đánh giá học sinh qua 2 loại trí thông minh chủ đạo là trí thông minh về ngôn ngữ và trí thông minh về logic/toán học và vô tình bỏ rơi các em có thiên hướng học tập thông qua âm nhạc, vận động, thị giác, giao tiếp…đồng thời lèo lái tất cả mọi học sinh đi theo cùng một con đường và cùng chịu chung một sự đánh giá và phán xét. Nhiều học sinh đã có thể học tập tốt hơn nếu chúng được tiếp thu kiến thức bằng chính thế mạnh của chúng.

-- Thuyết đa trí tuệ đã mang lại một cái nhìn nhân bản và cần thiết nhằm kêu gọi nhà trường và giáo viên coi trọng sự đa dạng về trí tuệ ở mỗi học sinh.

---------------------------------------

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRÍ THÔNG MINH GIAO TIẾP

-- Để biết chắc chắn mình sở hữu loại hình trí thông minh nào là nổi trội, bạn nhất thiết cần có 1 bài báo cáo Hồ sơ phân tích vân tay của riêng mình. Song, bạn có thể test nhanh xem mình có sở hữu trí thông minh giao tiếp hay không thông qua việc trả lời các câu hỏi sau.

-- Hãy comment số lượng câu trả lời là "có" của bạn nhé:😁

1. Bạn có phải là người thường được người khác tìm đến để nghe lời khuyên và tư vấn?

2. Bạn có phải là người thích lãnh đạo và làm việc với nhóm hơn là làm việc một mình?

3. Bạn có phải là người thường nghĩ ra được nhiều ý tưởng hay khi làm việc nhóm hơn là ngồi một mình?

4. Bạn có phải là người cảm thấy tự tin, thoải mái khi đứng trước đám đông?

5. Bạn có phải là người có khả năng diễn đạt lưu loát ý tưởng của mình trước nhiều người?

6. Bạn có phải là người nhận được sự ủng hộ của nhiều người mỗi khi đề xuất ý kiến?

7. Bạn có phải là người có nhiều bạn thân?

8. Bạn có phải là người luôn có một nhóm chuyên gia, sẵn sàng tư vấn cho bạn khi cần?

9. Bạn có phải là người luôn kiên nhẫn lắng nghe và thấu hiểu người khác?

10. Bạn có phải là người thích chơi các môn thể thao mang tính đồng đội và bạn thích lãnh đạo cả đội đạt những mục tiêu thay vì tự mình làm để đạt mục tiêu?

11. Bạn có phải là người không thích các môn chơi mang tính cá nhân?

12. Bạn có phải là người thích tham gia vào các hoạt động xã hội?

13. Bạn có phải là người thích ngồi với bạn bè và người thân vào buổi tối hơn là ngồi nhà một mình suy ngẫm?

14. Bạn có phải là người thích đọc các sách về nghệ thuật lãnh đạo, thuật giao tiếp?

15. Khi có một sự kiện nào cần người lãnh đạo bạn có phải là người thường cảm thấy một sự thôi thúc bên trong khiến bạn xung phong nhận lấy nhiệm vụ lãnh đạo. Và bạn thực sự làm rất tốt?

16. Bạn có phải là người dễ dàng thấu hiểu được người khác, có xu hướng hướng ngoại và có khả năng phối hợp cao?

Bài viết cùng danh mục